Tag Archive: NĂM


Nancy Rica Schiff – một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đã dành rất nhiều thời gian của mình để ghi lại hình ảnh của những ngành nghề mới lạ và độc đáo. Schiff đã từng xuất bản một cuốn sách ảnh về chân dung những người có công việc kì lạ vào năm 2002.

Đa số mọi người sẽ nghĩ rằng những người làm công việc kỳ lạ chắc hẳn sẽ có tính cách lập dị. Tuy nhiên, Schiff cho biết, điều này không đúng. Nhiếp ảnh gia mô tả nhân vật của mình là những người nhạy cảm, tinh tế và làm việc một cách vui vẻ.

Nhiều người trong số các “đối tượng” của Schiff đã liên lạc với nhiếp ảnh gia và kể lại về tác động mà những hình ảnh tạo nên với cuộc sống của họ. Họ chia sẻ rằng trước đây, bạn bè và hàng xóm biết nơi họ làm việc, nhưng không thực sự biết họ làm gì ở đó. Giờ đây, công việc của họ không những được biết đến nhiều hơn mà còn nhận được nhiều sự cảm thông và khích lệ.

Dưới đây là những nghề nghiệp “quái dị” đã được xuất bản trong cuốn sách:

 

1

Chuyên gia… kiểm tra mùi cơ thể.

2

Người nuôi đỉa.

3

Người sản xuất gà cao su.

4

Người thử nghiệm… thức ăn cho chó.

5

Nhân viên trị liệu… ruột già.

6

Người thiết kế… underwear cho nam giới.

7

Trợ lý cho… nghệ sỹ phi dao.

8

Trị liệu âm nhạc cho những người đang hấp hối.

9

Người làm sạch… xương khủng long.

10

Nhân viên… chữa vết nứt trên các vách đá.

11

Và cả người… thử nghiệm băng vệ sinh.

[sưu tầm]

Đường hoa Nguyễn Huệ đang gấp rút hoàn thành trước 27 Tết Nguyên đán, trong khi các con đường trung tâm lung linh đèn màu.
Chợ hoa trên bến sông ở Sài Gòn / Khai hội hoa xuân lớn nhất TP HCM

Sau những tuyến đường lớn như Đồng Khởi, Lê Duẩn, Lê Lợi, một số phố khác ở trung tâm thành phố cũng hoàn thành việc trang trí Tết. Đây là năm mà TP HCM có nhiều tuyến được thắp sáng bằng các dải đèn màu, theo từng chủ đề khác nhau.
Thương xá Tax năm nay lấy màu hoa mai làm chủ đạo với ánh đèn đỏ, ấm vàng. Bên dưới là các trang trí Tết, từ 18h, rất đông người đến chụp ảnh và ngắm không khí xuân.
Trong khi đó, từ các cửa hiệu lớn…
… đến các trung tâm thương mại, khách sạn bắt đầu trang trí bằng ánh sáng đủ màu.
Đường hoa Nguyễn Huệ đang bước vào những ngày cuối cùng trước khi khai mạc sáng 27 tháng Chạp. Các biểu tượng năm rắn và quê hương đất nước đã gần hoàn thành.
Những công nhân đang tưới các giò hoa treo cao. Mỗi chủ đề trên con đường hoa năm nay được dàn dựng bằng các hình ảnh mang cảnh sắc quen thuộc của Việt Nam.
Rặng tre, ruộng lúa và khóm hoa xuất hiện giữa đường.
Nhiều tuyến phố trung tâm thành phố được trang trí bằng đủ các loại hoa sặc sỡ.
Tượng đài Hồ Chủ tịch trước UBND thành phố với sen chủ đạo và các cánh hoa màu sắc khác nhau.
Các con thuyền hoa bên cạnh hồ Bán nguyệt, quận 7.
Các hội chợ, lễ hội hoa đã diễn ra từ ngày 23 tháng Chạp. Năm nay, hoa từ các tỉnh miền Tây và phía Bắc chuyển về nhiều, mức giá vừa phải. Trong những ngày đầu mở cửa, lượng khách vãn cảnh nhiều, nhưng người mua ít.

Nhật Anh

Nội dung của Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ


Ngày 24-6-2004, Chủ tịch nước Việt Nam đã ký Lệnh số 16-2004/L/CTN công bố Nghị quyết về việc phê chuẩn “Hiệp định giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về phần định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong Vịnh Bắc Bộ”, đã được Quốc hội nước CNXHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15-6-2004.

Ngày 30-6-2004 tại Hà Nội đã diễn ra lễ trao đổi văn kiện thư phê chuẩn Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ giữa hai nước.

Dưới đây là toàn văn Hiệp định:

Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (dưới đây gọi là “hai Bên ký kết”);

Nhằm củng cố và phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước và nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc, giữ gìn và thúc ấy sự ổn định và phát triển của Vịnh Bắc Bộ; Trên cơ sở các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình;

Trên tinh thần thông cảm, nhân nhượng lẫn nhau, hiệp thương hữu nghị và giải quyết một cách công bằng, hợp lý vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ; Đã thoả thuận như sau:

Điều I

1 . Hai Bên ký kết căn cứ vào Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, các nguyên tắc luật pháp và thực tiễn quốc tế được công nhận, trên cơ sở suy xét đầy đủ mọi hoàn cảnh hữu quan trong Vịnh Bắc Bộ, theo nguyên tắc công bằng, qua thương lượng hữu nghị đã phân định lãnh hài, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong Vịnh Bắc Bộ.

2. Trong Hiệp định này, Vịnh Bắc Bộ là vịnh nửa kín được bao bọc ở phía Bắc bởi bờ biển lãnh thố đất liền của hai nước Việt Nam và Trung Quốc, phía Đông bởi bờ biển bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam của Trung Quốc, phía Tây bởi bờ biển đất liền Việt Nam và giới hạn phía Nam bởi đoạn thẳng nối liền từ điểm nhô ra nhất của mép ngoài cùng của mũi Oanh Ca – đảo Hải Nam của Trung Quốc có tọa độ địa lý là vĩ tuyến 18 o 30 19″ Bắc, kinh tuyến 1080 41 17″ Đông, qua đảo Cồn Cỏ của Việt Nam đến một điểm trên bờ biển của Việt Nam có tọa độ địa lý là vĩ tuyến 160 57 40″ Bắc và kinh tuyến 107o 08 42″ Đông.

Hai Bên ký kết xác định khu vực nói trên là phạm vi phân định của Hiệp định này.

Điều II

Hai Bên ký kết đồng ý đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ được xác định bằng 21 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng, toạ độ địa lý của 21 điểm này như sau:

Điểm số 1:

Vĩ độ 210 28’12”.5 Bắc

Kinh độ 1080 06’04”.3 Đông

Điểm số 2:

Vĩ độ 210 28’0”.7 Bắc

Kinh độ 1080 06’01”.6 Đông

Điểm số 3:

Vĩ độ 210 27’50”.1 Bắc

Kinh độ 1080 05’57”.7 Đông

Điểm số 4:

Vĩ độ 210 27’39”.5 Bắc

Kinh độ 1080 05’51”.5 Đông

Điểm số 5:

Vĩ độ 210 27’28”.2 Bắc

Kinh độ 1080 05’39”.9 Đông

Điểm số 6:

Vĩ độ 210 27’23”.1 Bắc

Kinh độ 1080 05’38”.8 Đông

Điểm số 7:

Vĩ độ 210 27’8”.2 Bắc

Kinh độ 1080 05’43”.7 Đông

Điểm số 8:

Vĩ độ 210 16’32” Bắc

Kinh độ 1080 08’05” Đông

Điểm số 9:

Vĩ độ 210 12’35” Bắc

Kinh độ 1080 12’31” Đông

Điểm số 10:

Vĩ độ 200 24’5” Bắc

Kinh độ 1080 22’45” Đông

Điểm số 11:

Vĩ độ 190 57’33” Bắc

Kinh độ 1070 55’47” Đông

Điểm số 12:

Vĩ độ 190 39’33” Bắc

Kinh độ 1070 31’40” Đông

Điểm số 13:

Vĩ độ 190 25’26” Bắc

Kinh độ 1070 21’00” Đông

Điểm số 14:

Vĩ độ 190 25’26” Bắc

Kinh độ 1070 12’43” Đông

Điểm số 15:

Vĩ độ 190 16’4” Bắc

Kinh độ 1070 11’23” Đông

Điểm số 16:

Vĩ độ 190 12’55” Bắc

Kinh độ 1070 09’34” Đông

Điểm số 17:

Vĩ độ 180 42’52” Bắc

Kinh độ 1070 09’34”Đông

Điểm số 18:

Vĩ độ 180 13’49” Bắc

Kinh độ 1070 34’00” Đông

Điểm số 19:

Vĩ độ 180 07’08” Bắc

Kinh độ 1070 37’34” Đông

Điểm số 20:

Vĩ độ 180 04’13” Bắc

Kinh độ 1070 39’09”. Đông

Điểm số 21:

Vĩ độ 170 47’00” Bắc

Kinh độ 1070 58’00” Đông

Điều III

1 . Đường phân định từ điểm số 1 đến điểm số 9 quy định tại Điều II của Hiệp định này là biên giới lãnh hải của hai nước trong Vịnh Bắc Bộ.

2. Mặt thẳng đứng đi theo đường biên giới lãnh hải của hai nước quy định tại khoản 1 Điều này phân định vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải hai nước.

3. Mọi sự thay đổi địa hình đều không làm thay đổi đường biên giới lãnh hải hai nước từ điểm số 1 đến điểm số 7 quy định tại khoản 1. Điều này, trừ khi Hai Bên ký kết có thoả thuận khác.

Điều IV

Đường phân định từ điểm số 9 đến điểm số 21 quy định tại Điều II của Hiệp định này là ranh giới giữa vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong Vịnh Bắc Bộ.

Điều V

Đường phân định lãnh hải của hai nước quy định tại Điều II từ điểm số 1 đến điểm số 7 được thể hiện bằng đường mầu đen trên bản đồ chuyên đề cửa sông Bắc Luân tỷ lệ 1:10.000 do hai Bên ký kết cùng nhau thành lập năm 2000. Đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục điạ của hai nước từ điểm số 7 đến điểm số 21 được thể hiện bằng đường mầu đen trên Tổng đồ toàn diện Vịnh Bắc Bộ tỷ lệ 1:500.000 do hai Bên ký kết cùng nhau thành lập năm 2000. Các đường phân định này đều là đường trắc địa.

Bản đồ chuyên đề cửa sông Bắc Luân và Tổng đồ toàn diện Vịnh Bắc Bộ nói trên là bản đồ đính kèm Hiệp định. Các bản đồ trên sử dụng hệ tọa độ LTRF-96. Các tọa độ địa lý của các điểm quy định tại Điều II Hiệp định này đều được xác định trên các bản đồ nói trên. Đường phân định quy định trong Hiệp định này được thể hiện trên các bản đồ kèm theo Hiệp định chỉ nhằm mục đích minh hoạ.

Điều VI

Hai bên ký kết phải tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mỗi Bên đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ được xác tính theo Hiệp định này.

Điều VII

Trong trường hợp có các cấu tạo mỏ dầu, khí tự nhiên đơn nhất hoặc mỏ khoáng sản khác nằm vắt ngang đường phân định quy định tại Điều II của Hiệp định này, hai Bên ký kết phải thông qua hiệp thương hữu nghị để đạt được thoả thuận về việc khai thác hữu hiệu nhất các cấu tạo hoặc mỏ khoáng sản nói trên cũng như việc phân chia công bằng lợi ích thu được từ việc khai thác.

Điều VIII

Hai Bên ký kết đồng ý tiến hành hiệp thương về việc sử dụng hợp lý và phát triển bền vững tài nguyên sinh vật ở Vịnh Bắc Bộ cũng như các công việc hợp tác có liên quan đến bảo tồn, quản lý và sử dụng tài nguyên sinh vật ở vùng đặc quyền kinh tế hai nước trong Vịnh Bắc Bộ.

Điều IX

Việc phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ theo Hiệp định này không gây bất kỳ ảnh hưởng hoặc phương hại nào đến lập trường của mỗi Bên ký kết đối với các quy phạm luật pháp quốc tế về luật Biển.

Điều X

Mọi tranh chấp giữa hai Bên ký kết liên quan đến việc giải thích hoặc thực hiện Hiệp định này phải được giải quyết thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị.

Điều XI

Hiệp định này phải được hai Bên ký kết phê chuẩn và có hiệu lực kể từ ngày trao đổi các văn luận phê chuẩn. Các văn kiện phê chuẩn được trao đổi tại Hà Nội.

Hiệp định này được ký tại Bắc Kinh, ngày 25 tháng 12 năm 2000 thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Trung, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.

Theo BÁO ĐIỆN TỬ ĐẢNG CỘNG SẢN

CUỘC ĐÀM LUẬN GIỮA CHỦ THỂ ĐỀ NGHỊ ĐA ĐẢNG (CT1) VỚI CHỦ THỂ ỦNG HỘ ĐỘC ĐẢNG LÃNH ĐẠO (CT2) TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

            – CT1: Montesquieu có bàn trong “Tinh thần pháp luật”, ông cho rằng: Nguyên nhân của dân tha hoá là do quan tha hoá, mà nguyên nhân của quan tha hoá là do độc quyền. Bạn có thể không đồng ý với quan điểm trên. Vậy nên, tôi đề cập đến quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin – Chủ nghĩa được xác định là hệ tư tưởng chỉ đường ở Việt Nam hiện nay: Triết học Mác – Lênin có lý luận về 03 quy luật của phép biện chứng duy vật, thì có “Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập – quy luật mâu thuẫn”. Nội dung của nó thừa nhận “mâu thuẫn” là động lực của sự phát triển. Trong điều kiện hiện tại, Việt Nam thừa nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có tận dụng “quy luật cạnh tranh” làm động lực phát triển kinh tế đất nước. Vậy tại sao Việt Nam lại không thừa nhận quan điểm đa đảng, vừa tận dụng và phát huy được giá trị của “quy luật cạnh tranh” trong chính trị, vừa phù hợp với quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin tạo động lực để làm trong sạch, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng? Như vậy, Việt Nam phải chăng đang đi trái với quy luật được đưa ra trong hệ tư tưởng của mình!
            – CT2: Chủ nghĩa khai sáng ở Pháp thế kỷ XVIII đã để lại những thành quả to lớn cho nhân loại, với những tư tưởng tiến bộ và có giá trị  nhân văn sâu sắc cho đến thời điểm hiện nay, và có thể cả nhiều thập kỷ hay thế kỷ về sau; và không thể phủ nhận việc Chủ nghĩa Mác – Lênin có kế thừa những quan điểm, tư tưởng tiến bộ từ các học thuyết trong giai đoạn này. Riêng với quan điểm của chúng tôi, người phương Đông từ xưa đã có câu “Xà trên không thẳng, xà dưới ắt cong”, tục ngữ Việt Nam cũng đã dạy rằng “Nhà dột từ nóc”.
            Và cho rằng độc quyền là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tha hoá của “xà trên” theo chúng tôi cũng là một quan điểm phù hợp trong tính tương đối và biện chứng, nhưng điều này không mang tính hiển nhiên. Bởi vì, Độc quyền không sẵn mang trong nó bản chất tiêu cực. Độc quyền – duy nhất một chủ thể nắm quyền – khác hoàn toàn với khái niệm độc tài. Độc tài hay là sự độc đoán, chuyên quyền mới là yếu tố tiểu cực về bản chất. Có thể thừa nhận, sự độc tài có nguồn gốc từ sự độc quyền, nhưng không phải sự độc quyền nào cũng dẫn đến độc đài – độc đoán chuyên quyền.
             Đồng thời, không có một điều gì chứng minh rằng: một nhóm gồm nhiều người hiển nhiên là một nhóm biết lắng nghe; và cũng không có điều gì chứng minh rằng: một con người hiển nhiên là không biết lắng nghe. Không có điều gì chứng minh rằng: nhiều hơn một thì hiển nhiên vì tất cả mọi người; và cũng không có điều gì chứng minh rằng: một thì hiển nhiên không vì tất cả mọi người. Tôi thấy trong thực tiễn thế giới, rất nhiều, rất nhiều trường hợp “một” nhưng vì nhân loại, vì cả loài người. Nhưng trường hợp “nhiều hơn một” mà vì nhân loại thì không nhiều như thế. Nước Anh có Robert Owen vì nhân loại và lòng bình đẳng, bác ái, nhưng cả nước anh lúc đó đâu như vậy; tương tự như Xanh Xi – mông ở Pháp; Abraham Lincohn ỡ Mỹ. Bạn nghĩ để một mà vì tất cả mọi người lãnh đạo tốt, hay để nhiều hơn một nhưng cái nhiều hơn một trong cái “hỗn tạp” lãnh đạo tốt!?
            Aristole đã từng nói: Không phải bản chất của độc quyền hay cộng hoà đã mang sẵn trong nó tính tốt hoặc xấu; mà tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể nhất định. Tất cả mọi vấn đề đều có tính hai mặt của nó. Trong thời kỳ chiến tranh, sự độc quyền chỉ huy tập trung vào tay một chủ thể là vấn đề tất yếu và tích cực. Trong khoa học quản lý kinh doanh, người ta thường đề nghị “tập quyền” trong giai đoạn mới thành lập; nhưng vào giai đoạn ổn định và phát triển thì cần phát huy tính “cộng hoà”. Chúng ta cũng không thể phủ nhận tính “độc quyền tự nhiên” trong nền kinh tế. Những dạng độc quyền như thế là những độc quyền tích cực. Aristole cũng cho rằng, sẽ rất hiếm tìm được một chủ thể thật sự tài năng và đức độ để trao cho “độc quyền”, vì vậy, để tránh rũi ro, thì khi không có được chủ thể như vậy, chúng ta nên “cộng hoà”. Nhưng khi có một chủ thể xứng đáng để được trao sự “độc quyền”, thì sự độc quyền sẽ là một động lực lớn để phát triển đất nước, tốc độ trong việc đưa ra quyết sách và sự triệt để trong việc thực thi chiến lược từ sự độc quyền lúc này sẽ lớn hơn nhiều sự “cộng hoà”, nhất là khi cộng hoà đó là một “cộng hoà hỗn tạp”.
               Có thể nhìn thấy điều này trong lịch sử nước ta, từ sự “độc quyền” của Lê Thánh Tôn đã tạo nên một thời ký thái bình, thịnh trị; hay thời kỳ “Trinh Quán” mà Lý Thế Dân đã xây dựng trong lịch sử Trung Hoa (là những chủ thế bãi bó chức Tể tướng, Thái sư, “hư danh hoá” chức Thái phó, tập trung tối đa và trực tiếp điều hành quyền lực vào tay mình); là thực tiễn trong 40 năm làm Thủ tướng Singapore của Lý Quang Diệu với Đảng PAD của ông tồn tại duy nhất tại Singapore trong 38 năm ông làm Thủ tướng, đã đưa Singapore hoá rồng. Và người dân Mỹ hiểu sự độc quyền của Flanklin Roosevelt đã đem lại cho nước Mỹ và những tên trùm tài phiệt tại nước này nhiều lợi ích như thế nào trong thế chiến thứ hai; và sự độc quyền của Marcaret Thactcher đã vựt dậy nền kinh tế Anh như thế nào, và sự “không độc quyền” của các vị thủ tướng kế nhiệm bà sau này đã đưa nước Anh thụt lùi như thế nào. Và sự độc quyền của MITI (Bộ Thương mại Nhật Bản) trước đây đã đưa Nhật Bản đứng lên một cách mạnh mẽ sau thế chiến thứ hai như thế nào; và ai có thể phủ nhận công lao của Tổng thống Park Chung Hee với sự độc quyền đến độc tài (và ra trường bắn) đã thúc đẩy và tạo nền móng vững chắc cho nền công nghiệp Hàn quốc hiện nay!
               Với những điều kiện khách quan nhất định, có thể thấy rằng, độc quyền là điều kiện tất yếu, là nguồn gốc và là động lực của sự phát triển.
               Vậy có thể thấy được, độc quyền không mang bản chất đã sẵn tiêu cực, mà phụ thuộc vào chủ thể “độc quyền” và điều kiện, tính hình khách quan cụ thể.
               Độc quyền hay cộng hoà, trong trường hợp này là một hay nhiều đảng lãnh đạo đơn giản chỉ là cách thức lựa chọn mô hình lãnh đạo đất nước, điều đó hiển nhiên gắn với lịch sử, điều kiện của từng quốc gia cụ thể. Và thực tiễn lịch sử trong giai đoạn 28 – 30, 30 -45, 45 – 54, 54 -75, năm 1989 (Đảng Xã hội ở Việt nam tự tuyên bố giải tán)  đến nay, đã chứng minh, ở Việt Nam, độc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo là điều phù hợp.
               Vấn đề thứ hai mà bạn đề cập, về “Quy luật mâu thuẫn”. Chúng tôi là những người thấu hiểu, tuân theo và vận dụng sáng tạo Triết học Mác, trong Quy luật mâu thuẫn có chỉ rõ: mâu thuẫn có nhiều loại mâu thuẫn, có mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài. Trong đó, mâu thuẫn bên trong là cái trọng yếu và mấu chốt; giải quyết mâu thuẫn bên trong mới thật sự là động lực của sự phát triển, vì sự phát triển là sự phát triển mang tính tự thân. Trong tất cả mọi vấn đề, trong tu thân (chiến thắng chính mình), trong quân sự “nội bộ phải vững chắc, đoàn kết”, trong kinh doanh “phải nắm được thị trường nội địa trước khi tiến hành vươn ra biển lớn quốc tế”. Vậy nên, mâu thuẫn bên ngoài chỉ mang tính xúc tác, điều kiện.
                Chúng tôi xin nhắc lại, mọi vấn đề đều có tính hai mặt. Chúng tôi hiểu rằng, khi chúng tôi không thừa nhận vấn đề đa đảng, chúng tôi sẽ mất đi một chất xúc tác rất quan trọng, đó là tạo áp lực để từng Đảng viên, và toàn Đảng phải tự ý thức, tự nỗ lực do tính “cạn tranh” giữa các Đảng. Nhưng “cạnh tranh” chỉ là một trong rất nhiều chất xúc tác, điều kiện khác nhau. Bên cạnh xúc tác “cạnh tranh”, còn nhiều xúc tác khác mà chúng tôi có thể tận dụng để làm động lực cho quá trình giải quyết mâu thuẫn bên trong. Nhưng nếu chúng tôi dùng chất xúc tác “cạnh tranh” giữa các đảng, thì hệ luỵ thật khôn lường với mặt trái của nó. Một loại thuốc có chất có thể gây tác dụng phụ chết người đối với người này, nhưng có thể không có hoặc có nhưng không đáng kể đối với người khác. Một loại thuốc có thể gây bớt bệnh đối với người này, nhưng chưa hẵn chữa lành bệnh cho người khác. Và bạn hãy nhìn thực tiễn chiến tranh, xung độc sắc tộc, bất ỗn chính trị liên miên tại các quốc gia châu Phi, hay Thái Lan đã tàng phá những nước này như thế nào từ vấn đề đa đảng.
                Vậy nên, đứng trên quan điểm biện chứng, xác định đúng chất xúc tác phù hợp, đặc trọng tâm vào giải quyết tốt mâu thuẫn nội bộ, nghiên cứu lịch sử và hiện thực khánh quan của Việt Nam, việc Việt Nam lựa chọn mô hình “độc đảng lãnh đạo” là phù hợp.
                 CT1: Nhưng tôi nghĩ rằng, Triết học Mác đã từng nói: “Vận động và biến đổi là thuộc tính cố hữu của vật chất”. Bên cạnh đó, như anh đã đề cập ở trên, sự phù hợp của yếu tố độc quyền tuỳ thuộc vào chủ thể, điều kiện lịch sử mang tính giai đoạn nhất định. Xã hội là một dạng vật chất, và nó luôn biến đổi, vận động, xã hội Việt Nam hiện tại đã khác xưa; Việt nam cũng không nằm trong điều kiện có chiến tranh như xưa; Đảng Cộng sản Việt nam cũng không còn trong sạch và vững mạnh như thời của cụ Hồ còn sống, Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay đã bị vướng vào một vấn đề mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói và lo ngại, với đại ý: Một đảng, một con người, ngày hôm qua là vĩ đại, được mọi người ca tụng, không nhất thiết ngày hôm nay còn giữ được ánh hào quang, nếu không còn trong sạch nữa, nếu rơi vào chủ nghĩa cá nhân. Vậy, tôi thấy rằng, ở Việt Nam hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam không còn là chủ thể xứng đáng để trao cho sự độc quyền như xưa; điều kiện khách quan và tình hình Việt Nam hiện nay đã không còn như xưa. Tôi tự hỏi, hoặc là Đảng Cộng sản Việt nam không nhận thức được điều này, hoặc là Đảng Cộng sản Việt nam muốn giữ mãi vị trí độc tôn và lo sợ, thiếu tự tin trong cạnh tranh khi tiến hành đa đảng – bởi tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của một bộ phận “không nhỏ” đảng viên, hoặc là chưa được học về câu chuyện vua Nghiêu, vua Thuấn, nên còn giữ mãi vấn đề độc đảng!?
               CT2: Thứ nhất, tôi muốn nói với bạn, xã hội Việt Nam đã vận động, biến đổi, nhưng sự vận động và biến đổi đó không “tạo ra chất mới” trong yêu cầu phải độc quyền để tồn tại và phát triển ở Việt Nam. Việt Nam hiện tại vẫn còn đó rất nhiều kẻ thù; Việt Nam hiện tại công nhân và bà con nông dân vẫn còn nghèo; và con người Việt Nam hiện tại vẫn còn đó tinh thần đoàn kết và yêu nước lớn lao; con người Việt Nam vẫn còn đó tinh thần yêu chuộng hoà bình; con người Việt Nam vẫn còn đó tư tưởng an phận; con người Việt Nam vẫn còn đó trình độ dân trí của đại bộ phận nông dân và công nhân rất thấp; con người Việt Nam vẫn còn đó trong tim hai chữ: “Đảng ta”.
                   + Việt Nam phải độc quyền lãnh đạo trong hiện tại: để đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững ổn định chính trị nội bộ, tránh tối đa sự len lõi, chia rẽ của kẻ thù, sự xáo trộn nội bộ làm mãnh đất màu mỡ, cơ hội cho những kẻ đang dòm ngó.
                    + Việt Nam phải độc quyền lãnh đạo trong hiện tại để tạo sự đi lên tương đối đồng bộ, tránh tối đa sự “vênh” trong việc phát huy các nguồn lực để phát triển đất nước, để đem lại sự ấm no cho công nhân và nông dân Việt Nam, không để xãy ra tình trạng nghèo khổ cho công nhân và nông dân như tại các nước thế giới thứ ba, các nước đang phát triển khác, nhất là trong điều kiện tiềm lực kinh tế Việt Nam còn tương tự như các nước này. Không thể đem so sánh Việt Nam với các nước tư bản đã phát triển từ rất lâu về chính trị, khi tiềm lực kinh tế là không thể so sánh. Với tiềm lực kinh tế như hiện nay, nông dân và công nhân Việt Nam sẽ gánh lấy hậu quả như nông dân và công nhân các nước thế giới thứ ba nếu Việt Nam tiến hành đa đảng. Còn vệ việc đãi ngộ, giàu có, an sinh xã hội ở các nước tư bản phát triển hiện nay có nguồn gốc từ đâu thì tôi đã đề cập trong bài viết “Các hình thức bóc lột của chủ nghĩa tư bản trong thế giới hiện đại”, chứ không hề có được từ sự đa đảng. Nếu các nước tư bản phát triển do Đảng Cộng sản lãnh đạo, thì nhân loại đã không có một châu Phi chết đói, không có một Mỹ la tinh bất bình đẵng và nợ nầng chồng chất; không có “chiến tranh tiền tệ”; và người dân tại nước họ còn có cuộc sống tốt đẹp hơn hiện tại rất nhiều lần, chứ không phải đang dần biến thành con nợ cho những tên trùm tài phiệt như hiện nay.
                 + Việt Nam hiện nay phải độc đảng để giữ lấy tinh thần đoàn kết và yêu nước lớn lao; không thể để cho ra đời những tên cơ hội, sẵn sàng chia rẽ dân tộc và bán dân mình thành nô lệ vì lợi ích cá nhân. Hãy nhớ câu nói của Dương Văn Minh khi quyết định đầu hàng hay chấp nhận cho Trung Quốc nhãy vào năm 1975 của Chính phủ Cộng hoà Nam Việt Nam trước đây: “Chúng ta đã bán nước hai lần, không thể bán nước thêm một lần nữa”; để cả dân tộc cùng nắm tay nhau tiến đến một xã hội tốt đẹp chứ không phải là một xã hội chia rẽ, xáo trộn, nô lệ, làm con chốt thí, vật thí nghiệm, làm cái sân sau cho các nước lớn
                  + Việt Nam hiện tại phải độc đảng để những khiếm khuyết về dân trí không bị kẻ thù lợi dụng, không bị coi khinh, không bị đem ra làm cơ hội để xõ mũi, bị bóc lột; độc đảng để những khiếm khuyết đó được yêu thương, được bổ khuyết, được xoá bỏ, được tạo điều kiện phát triển đồng bộ, hài hoà; để dù chưa loại bỏ được hết những khiếm khuyết, người nông dân và công nhân Việt Nam vẫn có được cuộc sống tốt đẹp hơn rất nhiều người nông dân và công nhân ở những nước thế giới thứ ba có trình độ dân trí như họ.
                  + Việt Nam phải độc đảng, vì người dân Việt Nam không hề muốn đa đảng, họ chỉ muốn Đảng phải sữa sai triệt để, mạnh mẽ để Đảng ngày càng trong sạch và vững mạnh hơn, xứng đáng với niềm tin của nhân dân. Vì tôi hiểu, nhiều người Việt Nam yêu nước, yêu Đảng ta lắm, nhưng họ vẫn đề nghị đa đảng. Họ đề nghị đa đảng không phải vì ghét Đảng, mà vì quá yêu Đảng, không muốn thấy Đảng “đánh mất mình”, không muốn thấy những kẻ cơ hội, ích kỹ, xấu xa, thối nát cứ tồn tại nhơn nhỡn, nhơn nhỡn trong Đảng; không muốn thấy tình trạng Đảng ngày càng mất niềm tin ở nhân dân, không muốn thấy cảnh “chệch hướng XHCN”. Họ quá yêu quý Đảng, nên ngày đêm ray rứt tìm cách thức để Đảng ta trong sạch, vững mạnh, để Đảng ta được tốt đẹp như thời còn Chủ tịch Hồ Chí Minh (họ mới là người đáng quý, người yêu Đảng; chứ không phải những kẻ miệng cứ đòi một đảng, nhưng lại tham ô, tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, truỵ lạc, bê tha, coi khinh dân, đè đầu cửi cổ dân mà đáng quý, mà yêu Đảng đâu – những kẻ này hiện nay thì miệng nói trung thành với Đảng lắm, nhưng nếu như có biến cố xãy ra, họ sẵn sàng bỏ rơi Đảng ngay, mà nói thế cũng không đúng, phải nói hiện tại họ đã “bỏ rơi” Đảng rồi, họ mới là kẻ thù và là những kẻ phản bội Đảng đáng kinh tởm nhất; Đảng ta hiểu điều này bạn ạ! Tất nhiên, Đảng cũng hiểu trong số những người đề nghị đa Đảng có rất nhiều kẻ cơ hội, phản bội dân tộc vì lợi ích riêng); và họ nghị đến cách đa đảng, vì họ tin rằng, như thế Đảng ta sẽ có động lực lớn lao để ngày càng tốt đẹp hơn, ngày càng xứng đáng với niềm tin của nhân dân hơn; nhưng những người yêu nước và yêu Đảng vô bờ này chưa lường hết được tính hai mặt của vấn đề đa đảng, chưa thấy hết được khả năng và sự sâu hiểm của kẻ thù; và quan trọng nhất, những người đáng quý biết bao này vẫn chưa tìm ra được cách nào, phương thức nào khác theo họ là hiệu quả, mạnh mẽ và triệt để. Và tôi nghĩ, bạn cũng cao quý như họ!
                + Cuối cùng, Việt Nam phải độc đảng để vững tin theo một con đường và nhất quán thực hiện triệt để chính sách phát triển toàn dân tộc.
            Bây giờ đến vấn đề Đảng ta liệu có còn xứng đáng để được trao cho “độc quyền” hay không! Đảng ta hiểu rõ và thừa nhận hiện nay vì một lượng không nhỏ những tên mang nhãn “đảng viên” thoái hoá, biến chất đã làm cho Đảng giảm sút niềm tin nơi nhân dân, làm cho nước nhà chậm phát triển, làm cho nhân dân ta vẫn còn nghèo, còn cực khổ. Không thể phủ nhận những thành quả mà Đảng ta đã làm được trong thời kỳ xây dựng đất nước sau đổi mới, những cũng không thể phủ nhận chúng ta có thể đạt được những thành quả vinh quang hơn, đáng tự hào hơn rất nhiều và rất nhiều nếu Đảng ta có được sự trong sạch, vững mạnh thư thời còn Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng Đảng ta bản chất vẫn là Đảng tốt bạn à! Cái này trong bóng đá người ta gọi: phong độ là nhất thời, nhưng đẳng cấp là mãi mãi. Nhưng Đảng ta hiểu rằng, nếu lượng thay đổi đến một độ nào đó, nó sẽ biến thành chất mới.    Do đó, Đảng hiện nay xem vấn đề làm trong sạch Đảng là nhiệm vụ hàng đầu. Đảng hiểu sự kiên nhẫn của người dân là có giới hạn, niềm tin yêu của người dân vào Đảng là có điều kiện, nếu Đảng không nhanh chóng và triệt để trong thời gian tới, để cái hiện tượng thành cái bản chất, thì Đảng thật sự không còn xứng đáng với niềm tin của nhân dân nữa; lúc đó Đảng sẽ phụ biết bao nhiêu tấm lòng của người dân Việt Nam yêu nước, yêu Đảng, phụ biết bao xương máu, nỗi hy sinh của bao lớp người, thế hệ Việt Nam, phụ và phản bội dân tộc, Chủ tịch Hồ. Bạn ạ! Với những gì Đảng ta đã làm được, hãy kiên nhẫn thêm một tí nữa, và hãy thêm tin một tý nữa vào “đẳng cấp” của Đảng ta, dù tôi hiểu điều này có giới hạn và điều kiện.
                 CT1: Được, tôi tạm đồng ý với bạn! Nhưng bạn phải chỉ ra cho chúng tôi cách thức nào khác thật sự hiệu quả, mạnh mẽ và triệt để trong điều kiện hiện nay! Và tôi muốn nhắt với bạn rằng: thực tiễn là cái để kiểm tra chân lý; đối với người phương Đông của chúng ta, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Một trăm bài diễn thuyết không bằng một tấm gương”; và: người dân Việt Nam mình đang dần bắt đầu đánh giá vấn đề qua thực tiễn hành vi chứ không phải bằng lời nói rồi đấy bạn ạ!
                 CT2: Bạn hãy cho tôi được chắp tay, cúi người để tỏ lòng biết ơn, tôn kính với bạn và những con người như bạn! Đảng ta hạnh phúc và vinh dự làm sao! Nhân dân ta hạnh phúc và vinh dự làm sao khi có được những người con yêu nước như bạn, ngày đêm lo nghĩ cho cái hưng vong của quốc gia, với một niềm thuỷ chung son sắc.
                 Bạn ạ ! Cho tôi được chia sẽ điều này, mình không nguỵ biện đâu, thực tiễn được dùng để kiểm tra chân lý phải là cái thực tiễn được nhìn với con mắt biện chứng và quan điểm toàn diện; thực tiễn không là thực tiễn của hôm nay, mà còn là thực tiễn trong ngày mai; điều gì cũng cần phải có thời gian, cần phải có một sự kiên nhẫn có giới hạn nhất định! Mình không thể nói nữa! Vì dù sao cũng chỉ là lời nói. Đúng! thực tiễn đang đặt ra cho Đảng ta nhiệm vụ là phải dùng thực tiễn để chứng minh chân lý. Điều này hoàn toàn phụ thuộc trực tiếp và trước hết vào Đảng. Không có điều gì có thể biện minh nếu như Đảng thất bại trong việc làm trong sạch nội bộ Đảng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong thời gian tới! Nhân dân đã tin, và đã cho Đảng cơ hội!
               Còn về cách thức khác hiệu quả, triệt để, mạnh mẽ, thì mình xin được nói thế này:
               Ngày xưa khi Jean Jacquen Rouseau viết “Khế ước xã hội”, có người hỏi ông: Anh có phải là một chính trị gia hay một nhà lập pháp không mà viết những điều này?! J.J. Rouseau trã lời: Vì tôi không phải là một chính trị gia hay một nhà lập pháp tôi mới phải viết những điều này! Nếu tôi là một chính trị gia hay một nhà lập pháp, với quyền lực trong tay, tôi sẽ dùng quyền lực để triển khai thực hiện ngay, không cần phải viết bạn ạ!
               Vì chúng ta không có được cái động lực “cạnh tranh” mạnh mẽ và đầy mặt tiêu cực bất trắc, nên chúng ta phải kết hợp nhiều biện pháp quyết liệt khác nhau với sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau, và của sự chung tay, quyết tâm của cả dân tộc.
               Trước hết, toàn dân, từng Đảng viên yêu nước, yêu Đảng phải hành động quyết liệt, triệt để, đầy trách nhiệm, không thể nói đổng mà phải bằng hành vi cụ thể, làm cách mạng thì phải chấp nhận hi sinh, không thể an phận được nữa, phải dám chiến đấu quên mình để có được một Tổng Bí thư Đảng xứng đáng! Vì theo Chủ nghĩa Mác, cá nhân lãnh đạo hay lãnh tụ là một “xúc tác” làm biến đổi và thúc đẩy nhanh lịch sử (hãy nhìn vào V.I. Lenin, Chủ tịch Hồ Chí Minh). Vì theo khoa học lãnh đạo, Maxell đã từng nói: “Mọi sự thành bại đều do lãnh đạo!”.
               Nhưng có người xứng đáng thôi thì chưa đủ, mà phải có thật nhiều, thật nhiều những con người dám xã thân để thực hiện chiến lược, con đường của cá nhân xứng đáng đó!
               Bạn có đồng ý với tôi chăng! Hiện nay Nhân dân ta, Đảng ta đang có một Tổng Bí thư tuyệt vời. Bác Nguyễn Phú Trọng đang cần ở nhân dân ta, mỗi người, từng người một, hãy ý thức lấy trách nhiệm của mình, hãy dám hành động vì công lý, vỳ lẽ phải, để cùng bác, cùng Đảng, cùng nhân dân ta làm nên những điều kỳ diệu, làm trong sạch Đảng. Một mình bác không thể nào làm nỗi. Và nhiệm vụ của chúng ta là làm gì đây? Làm những điều nhỏ thôi, nhưng có ý nghĩa! Nhưng những điều nhỏ, đời thường nhưng cao quý thì vẫn chưa đủ! Mà từng người chúng ta phải là từng con người cách mạng, tức là từng con người dám hi sinh. Hãy ý thức đầy đủ với từng lời nhận xét, từng lá phiếu bầu của chúng ta. Hãy cho đi sự an phận của bản thân để cùng nhau chiến đấu không khoan nhượng với những tên gắn mác “đảng viên” mà thoái hoá, biến chất. Hãy đứng lên và công khai tuyên chiến, phản đối, không khoan nhượng với những kẻ ích kỹ, cục bộ, bè phái, quan liêu, cơ hội, hách dịch, cửa quyền; đừng ngồi đó và giữ mãi nỗi bất bình ở trong lòng. Không có cách mạng diễn ra thuần tuý trong tư tưởng, quan điểm và lới nói. Không có cách mạng nào là cách mạng không phải hi sinh, ngay cả cách mạng “Bất bạo động” của Ganhdi cũng phải hi sinh và hi sinh rất nhiều. Dù bạn có đang thực hiện chiến lược hay đang đấu tranh bước ngắn, cũng hãy đừng khoan nhượng với tiêu cực.
              Bạ ạ! Đảng là người đầy tớ trung thành, và nhân dân là chủ. Nên bạn phải nhớ rằng: “Cha không ra cha, con không ra con; vua không ra vua, tôi không ra tôi là cái gốc của loạn”. Nếu bạn làm chủ mà không ý thức, không dám hành động, không dám dùng quyền như một người chủ, thì hiển nhiên “đầy tớ” sẽ lộng hành. Nếu “đầy tớ” tha hoá, thì trách nhiệm chính thuộc về “ông chủ” không ra ông chủ, để “đầy tớ” qua mặt. Bạn hãy luôn luôn để trong vô thức, tiềm thức, ý thức và trong ngay từng hành động: TA LÀ CHỦ, VÀ NGƯỜI CHỦ NÀY QUYẾT KHÔNG ĐỂ ĐẦY TỚ QUA MẶT, MUỐN LÀM GÌ THÌ LÀM. HÃY XEM TA LÀM MỘT ÔNG CHỦ ĐỘ LƯỢNG, CÔNG MINH NHƯNG ĐẦY TRÁCH NHIỆM VÀ NGHIÊM KHẮC NHƯ THẾ NÀO!
             Chủ tịch Hồ Chí Minh, những anh hùng đã hi sinh, bác Nguyễn Phú Trọng đang mong mõi biết bao sự thức tỉnh và hành động của từng con người “chủ” của dân tộc Việt Nam!
             Thứ hai: phải có pháp luật về biểu tình. Toàn dân tộc Việt Nam, phải đem cả trí tuệ của mình để xây dựng nên một pháp luật về biểu tình, mà ở đó, gần như tất cả mặt tiêu cực của nó (Nói như Hitler: “…, nhưng đám dân ngu dốt đó còn là một con rồng, và với những cuộc biểu tình, con rồng đó sẽ phun lữa thiêu rụi cái thế giới dân chủ giả tạo, để chế độ độc tài của ta trở nên bá chủ và mãi mãi trường tồn!), đồng thời phát huy tối đa mọi mặt tích cực của nó, tạo thành một động lực thật sự mạnh mẽ để Đảng ta thực hiện triệt để vấn đề làm trong sạch đảng. Những để “con mèo bắt chuột giỏi nhưng cũng ăn vụng giỏi” này “chỉ có thể bắt chuột” thì cần có tầm trí tuệ của cả dân tộc. Nếu không, nó có thể không chịu “bắt chuột” mà chỉ lo “ăn vụng” là giỏi. Nhất là khi trình độ dân trí của ta còn thấp như hiện nay.
            Điều này khó, nhưng có thể làm được và làm tốt bạn ạ! Miễn là chúng ta có được trí tuệ của cả dân tộc để xây dựng nên pháp luật đó. Chương trình xây dựng Luật Biểu tình đã được Quốc hội khoá XIII đưa vào chương trình nghị sự chính thức; khi có dự thảo và xin ý kiến đóng góp của nhân dân, lúc đó, hãy hành động để tập trung tất cả trí tuệ của dân tộc!
            Thứ ba: phải pháp luật hoá Điều lệ Đảng; pháp luật hoá các vấn đề về phương thức lãnh đạo của Đảng; pháp luật hoá các vấn đề về kiểm tra, giám sát, bình, bầu, kỷ luật, đánh giá, phân loại đảng viên của Đảng, và nhân dân là chủ thể phải hiện diện một cách bắt buộc, tất yếu trong quá trình này. Hiện nay, nhân dân đã tham gia, nhưng chỉ tham gia bằng nghị quyết của Đảng mà chưa bằng pháp luật, nhân dân phải được chính thức hoá bằng pháp luật bằng quyền này!
            Đảng ta là đảng của toàn thể nhân dân, vì vậy cho nên: Đảng phải chịu sự kiểm tra, giám sát theo luật của toàn thể nhân dân; Đảng phải vận hành và hoạt động theo ý chí của toàn thể nhân nhân, tức là bằng những văn bản quy phạm pháp luật cụ thể.
            Nào, các bạn, chúng ta hãy cùng nắm tay nhau, cùng tiến lên với một tinh thần sẵn sàng hi sinh, bằng những hành động dù nhỏ hay “to” nhưng triệt để, mạnh mẽ, quyết không khoan nhượng. Để Đảng ta ngày càng trong sạch hơn, ngày càng vững mạnh hơn, ngày càng xứng đáng với niềm tin của nhân dân hơn!
           “Không có từng con suối nhỏ, làm sao hình thành được dòng sông lớn; không có từng hạt cát nhỏ, làm sao có được cả sa mạc!”
Thứ tư: phải tiến hành công nhân hoá Đảng ta thật mạnh mẽ. Đảng ta đã có chủ trương này, nhưng trong thời gian tới cần phải làm quyết liệt và mạnh mẽ hơn nữa. Bởi vì trí thức dù có thấm nhuần lý tưởng cách mạng của giai cấp công nhân đến mấy đi chẳng nữa, thì chất của họ vẫn là chất tri thức; tri thức không thể nào thay thế và có được bản chất đích thực của giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân là giai cấp mà quyền và lợi ích của họ tỷ lệ thuận với quyền và lợi ích của các giai cấp tiến bộ khác và với cả dân tộc. Kết nạp công nhân vào Đảng, cần nhất và trước hết hiện nay là phẩm chất đạo đức thông thường (chưa cần đạo đức cách mạng), vì đạo đức thông thường là cái tiền đề, cơ sở, điều kiện để hình thành đạo đức cách mạng. Chỉ cần có tinh thần yêu nước, lòng thương người, bản tính trung thực, thẳng thắn, biết đấu tranh bên vực kẻ yếu, biết lo nghĩ về lợi ích cho quốc gia, dân tộc là được. Lý tưởng cách mạng sẽ được bồi dưỡng sau. Trong cái trước mắt, nếu trình độ còn hạn chế thì đảng viên trí thức bù khuyết; cài cần ở đảng viên công nhân là tính triệt để, tính vị lợi ích chung, rất kiên quyết trong những trường hợp xử lý những chủ thể tha hoá, đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc. Chất công nhân từ những công nhân Đảng viên sẽ là động lực để làm trong sạch Đảng. Đảng hãy tin rằng, số lượng đảng viên công nhân (phải thoả mãn yếu tố tối thiểu trên) trong Đảng càng cao bao nhiêu, thì: tính triệt để trong thực hiện các chính sách làm trong sạch Đảng, vững mạnh Đảng càng cao bấy nhiêu; các chính sách của nhà nước về cải cách hành chính, phát huy dân chủ, chống tham nhũng, quan liêu, thực hiện an sinh xã hội, phát triển bềnh vững, chống bất bình đẳng, xoá đói giảm nghèo sẽ được thực hiện một cách triệt để bấy nhiêu.
            HÃY VỮNG MỘT NIỀM TIN VÀO CÔNG LÝ! VÌ CÔNG LÝ NẰM TRONG ĐÔI TAY CỦA CHÚNG TA! Lẽ nào chúng ta chịu thua và để những tên mang nhãn đảng viên thoái hoá, biến chất, hại dân, hại nước , hại Đảng cứ mãi cười hả hê hay sao, cứ mãi nhỡn nhơ, vui chơi hưỡng lạch trên sự nhọc nhằn, mồ hôi, nước mắt, sự tủi nhục của những người công nhân làm thuê, của những người nông dân chân lấm, tay bùn, mồ hôi đổ lộn nước mắt hay sao! Không! Vì những con người đã hi sinh cho dân tộc, vì tất cả, chúng ta không thể thua lũ sâu bọ, lũ sâu dân mọt nước đó được!
TẤT CẢ! HÃY CÙNG TIẾN LÊN!
Đăng 9th February 2012 bởi 

Cũng như các lực lượng khác trong xã hội, báo chí cũng có diễn biến tiêu cực, tham nhũng và cũng là một “mảnh đất lắm người nhiều ma”.

Các cơ quan quản lý và bạn đọc đã nhiều lần ghi công chống tiêu cực tham nhũng của báo chí. Bảng vàng chống tiêu cực của Hội Nhà báo Việt Nam, nếu có, không thể không ghi nhận đóng góp của báo chí với tư cách người phát hiện những dấu hiệu ban đầu của các vụ án tham nhũng và tiêu cực “động trời” đã được đưa ra xét xử với khung án cao nhất của pháp luật. Đã có mùa trao giải báo chí quốc gia, một loạt tác phẩm báo chí được giải cao khi “động” vào nạn ăn cắp than, nạn phụ thu lạm bổ tính vào hạt thóc một nắng hai sương của bà con nông dân, nạn bạo hành ở cơ sở nuôi dạy trẻ, không ăn thì… tát và nhiều vụ tham nhũng khác.Đồng hành cùng sự nghiệp xây dựng Đảng, chống tham nhũng, tiêu cực, lực lượng báo chí đang làm tốt sứ mệnh cao cả của mình, xứng đáng với phần thưởng cao quý: Huân chương Sao Vàng mà Đảng, Nhà nước trao tặng. Đấy là thông điệp vui. Nhưng còn thông điệp không vui?

Thì đây, trong cuộc gặp mặt báo chí tất niên ngày 27/12/2012 đâu phải tình cờ mà ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói rằng: “Điều tôi trăn trở là trong 100% khó khăn của ngành ngân hàng thì báo chí gây ra đến 40-50%. Sự ủng hộ, đồng thuận của báo chí chưa cao, chạy theo vụ việc đơn lẻ, thổi lên quá đà, tạo dư luận chung trong xã hội không tốt…”.

Phát biểu bâng quơ trên khiến các tổng biên tập và phóng viên buộc phải nghĩ ngợi. Không lẽ báo chí gây khó đến thế cho ngân hàng ư? Không, không thể như thế được? Suốt cả năm có báo nào bị nhắc nhở, chấn chỉnh do thông tin sai lệch về ngân hàng đâu?

Tuy nhiên, cũng như các lực lượng khác trong xã hội, báo chí cũng có diễn biến tiêu cực, tham nhũng và cũng là một “mảnh đất lắm người nhiều ma”. Có thể các tổng biên tập không biết rằng, “quân” của mình có tên trong “liên minh đánh hôi”, đủ khả năng tập hợp dăm ba tờ báo “hai ba” cùng đăng một loại bài nhân danh chống tiêu cực mà trong đó những chi tiết cốt tử giống nhau đến “từng centimét”. Tốn phí trong phi vụ này chỉ bằng một suất chạy thi công chức ở Hà Nội mà ông Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy công bố trước HĐND gần đây. Người giữ mối liên hệ phi vụ “đen” này là người trong “nhóm mua” đã mua đứt một tờ cuối tuần.

Đây là chuyện “lính” báo. Còn “quan” báo thì sao? Có những câu chuyện lan truyền trong giới thạo tin về hành tung của một vài vị “quan báo”. Một doanh nhân thổ lộ với nhà báo, có ông “quan báo” nhắn tin vào máy rằng, hiện có đơn kiện với doanh nhân này và báo sẽ đăng… Và sau đó là tin nhắn xin tài trợ một khoản tiền bằng lương tháng của cả một tổ sản xuất, để tổng biên tập báo hoạt động xã hội. Doanh nhân này trả lời, đăng báo đơn tố cáo là quyền của báo nhưng xin lưu ý, đây là đơn nặc danh. Riêng việc tài trợ an sinh xã hội thì doanh nghiệp sẵn lòng, đề nghị gửi cho một công văn. Và sau đó báo vẫn đăng và không có công văn xin tiền với lời nhắn không cho thì thôi!? Chuyện này doanh nhân không công bố cụ thể nhưng chúng tôi mới biết sau khi “quan báo” này được miễn nhiệm.

Còn một “quan báo” khác, để nâng đỡ “người của mình” đã “vay” một khoản tiền lớn để “sửa nhà”. Tuy nhiên, người vợ lại phủ nhận việc vay mượn sửa chữa nhà cửa này. Anh chàng “chạy chọt” kia không may phải hầu tòa nên mới vỡ chuyện “hạ điểm chuẩn” để cất nhắc “quân ta”. Lại có “quan báo” vung tay quá trán tiêu lạm, thưởng bừa đến nỗi ông hạ cánh vẫn không an toàn vì thanh tra, kiểm toán phát hiện tiền tỉ chi sai, chi vượt. Tội nghiệp cả tờ báo phải nhịn thưởng vài năm chưa chắc đã trả xong khoản chi vượt ngưỡng.

Còn một vị “quan báo” đương chức khác đang bị chính cán bộ chủ chốt của báo mình công khai kiện lên cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý báo chí về hàng loạt sai phạm trong công tác cán bộ, quản lý tờ báo. Mấy thông tin này thật khó kiểm chứng dù không ít phóng viên biết khá rõ “quan báo” đó là ai. Mới đây tôi có nhận được cú điện thoại của bạn đọc chất vấn vì sao vẫn có trang mạng, báo điện tử thích thông tin hình sự, đời tư, scandal, lộ hàng? Tôi cãi lại, ông xem lại đi, “nó” không phải là báo điện tử mà là trang mạng “cáo mượn oai hùm”, ai bảo xem làm gì? Nhưng quả thật chưa bao giờ các trang mạng lộng hành tác oai tác quái như hiện nay.

Trong cuộc chạy đua chiếm lĩnh thị phần báo chí này chỉ béo các trang mạng. Một sự thật được đưa ra tại hội thảo nghiệp vụ báo chí là, trong khi một phóng viên có kinh nghiệm phải mất nhiều thời gian cho một tin, một bài. Nhưng một nhân viên trang mạng thạo cắt dán thì chỉ trong một giờ có thể tạo ra cả chục tin bài. Kết quả là có những trang điện tử mỗi tuần post lên hơn 1.000 tin, trong đó hầu hết thông tin đều luộc – cắt – dán của báo khác. Mới đây một số tổng biên tập báo điện tử (trong đó có cả Tổng biên tập Báo Năng lượng Mới và trang tin nhanh Petrotimes) đã thống nhất cùng “kiện” lên các cấp quản lý, đề nghị phải có biện pháp nhằm chấm dứt tình trạng các trang mạng chuyên ăn cắp tin, bài đưa lên mạng và đem bán.

Chính vì vậy, nhà báo Đỗ Phượng, cựu Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam đã kiến nghị rằng: “Phải rà soát lại đội ngũ lãnh đạo các báo, nhất là báo mạng, trước khi rà soát đội ngũ phóng viên. Tôi tin các phóng viên trẻ họ chỉ cần sự hướng dẫn đúng đắn, họ sẽ cho chúng ta thông tin tốt”.

Nhận diện các dạng vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong thực tiễn hoạt động báo chí, các tham luận tại hội thảo này đã cho rằng, vi phạm có ở nhiều bước trong hoạt động tác nghiệp, nhưng tập trung nhiều nhất ở quy trình khai thác, xử lý nguồn tin. Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Đỗ Quý Doãn cho rằng, nhà báo phải xác định, bản thân mình trước hết phải là công dân có đạo đức. Báo chí đặc thù nên cũng có những chuẩn mực riêng.

Về tình trạng sai sót ngày càng nhiều, Thứ trưởng Doãn cũng cho biết thêm, trong 2 năm 2010-2011, Bộ Thông tin Truyền thông đã tiếp nhận và xử lý 600 đơn thư khiếu nại, tố cáo trên 200 vụ việc, đã xử lý hơn 100 trường hợp vi phạm trong hoạt động báo chí. Năm 2010 xử lý 51 trường hợp, trong đó có 42 trường hợp ở báo in, 6 trường hợp báo điện tử và 3 trường hợp ở phát thanh, truyền hình; thu thẻ nhà báo 4 trường hợp. Năm 2011 xử lý 51 trường hợp, trong đó cảnh cáo 1 trường hợp, nhắc nhở 14 trường hợp. Năm 2012 vẫn còn nhiều vi phạm phải nhắc nhở, xử lý.

Thông tin của báo chí không chỉ tác động đến một, hai người mà cả triệu người. Những thông tin thiếu trung thực, kiểu giật gân, thiên lệch, thiếu tính xây dựng… gây ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức, cá nhân. Có doanh nghiệp phá sản vì thông tin sai lệch của báo chí… Người làm báo phải xác định trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân của mình. Mọi quy định, quy ước chỉ nhằm việc tôn trọng pháp luật. Vì thế, trước hết các nhà báo hãy thực hiện đúng, đầy đủ những quy định pháp luật về hoạt động báo chí.

Nhà báo lão thành Hà Đăng, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư nhấn mạnh: Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, suy cho cùng đều cốt ở bốn chữ “trung thành” và “trung thực”. Trung thành với tổ quốc và nhân dân, với lý tưởng cách mạng, với sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trung thực với bản thân, với bạn bè và đồng nghiệp, với nghề báo, với cuộc sống xã hội của đất nước và dân tộc.

Báo chí biết chống tiêu cực, tham nhũng trong xã hội càng phải vượt lên chính mình để tự khắc phục sai phạm yếu kém. Các tổng biên tập tiêu cực, non kém, buông lỏng quản lý nội bộ cần được thay thế để làm trong sạch báo mình trước đã rồi hãy vào cuộc chống tiêu cực tham nhũng!

MINH NGHĨA (NĂNG LƯỢNG MỚI)

– Việc Việt Nam thông qua Luật Biển là việc làm bình thường và cần thiết của một quốc gia ven biển có chủ quyền, thành viên của Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) 1982.

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều nay, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước tin Đài Loan tuyên bố tiến hành thăm dò dầu khí tại vùng biển xung quanh đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị khẳng định đây là hành động “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa”.

 

Chiến sĩ hải quân Việt Nam trên quần đảo Trường Sa. Ảnh: Minh Thăng

“Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc phía Đài Loan có kế hoạch tiến hành thăm dò dầu khí tại vùng biển xung quanh đảo Ba Bình là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông. Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu phía Đài Loan hủy bỏ ngay kế hoạch phi pháp nêu trên” – ông tuyên bố.

Tại cuộc họp báo, phóng viên nước ngoài cũng đặt câu hỏi đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam về việc phía Trung Quốc và Đài Loan gần đây lên tiếng bày tỏ quan ngại cho rằng luật Biển Việt Nam có hiệu lực sẽ ảnh hưởng đến quan hệ với các nước trong khu vực.

Ông Lương Thanh Nghị nói rằng việc Việt Nam thông qua luật Biển là việc làm bình thường và cần thiết của một quốc gia ven biển có chủ quyền, thành viên của Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) 1982.

“Luật Biển Việt Nam khẳng định rõ chủ trương của Việt Nam giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về luật biển 1982 và các thỏa thuận, cơ chế liên quan, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác ở khu vực Biển Đông” – người phát ngôn nêu rõ.

Linh Thư[http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/104733/-viet-nam-thong-qua-luat-bien-la-viec-binh-thuong-.html]

Một sự tiếp tay cho các hoạt động chống phá Việt Nam

Tổ chức HRW đã đi lệch tôn chỉ của chính mình.

Ngày 18-12, Ðại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã gửi thông cáo tới giới truyền thông phê phán việc cơ quan chức năng Việt Nam không cho Huỳnh Trọng Hiếu xuất cảnh đi Mỹ để nhận giải thưởng do Tổ chức nhân quyền thế giới trao cho cha và chị gái là Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy.

Thông tin trên lập tức được một số cơ quan truyền thông nước ngoài và các thế lực thù địch lợi dụng để vu cáo Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam về vấn đề dân chủ, nhân quyền. Vậy thực chất của sự kiện này là gì?

Ngày 20-12-2012, Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) ra thông cáo báo chí về việc HRW trao “Giải nhân quyền Hellman/Hammett” cho 41 người ở 19 quốc gia. Trong danh sách có năm công dân Việt Nam, gồm: Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Minh Hoàng, Vũ Quốc Tú – những cái tên mà người quan tâm đều biết họ là các blogger “tích cực” viết bài trên các blog cá nhân và các trang web có tính chất chống đối, cũng như trả lời phỏng vấn trên một số cơ quan truyền thông nước ngoài như BBC, RFA, VOA,… mà trong đó chủ yếu là xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, kích động chống phá Nhà nước.

Tiền thân của HRW là tổ chức Helsinki Watch do Robert L.Bernstein thành lập năm 1978 với mục đích “giám sát” Liên Xô (trước đây) bằng cách thu thập tư liệu liên quan tới việc Liên Xô thực hiện quy ước của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), hỗ trợ các nhóm bảo vệ nhân quyền tại nước này.

Năm 1988, Helsinki Watch hợp nhất với một số tổ chức quốc tế khác cùng tôn chỉ, mục đích, từ đó đổi tên thành Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW).

Tuy nhiên, hoạt động của HRW đang đi lệch tôn chỉ, mục đích ban đầu và trở thành “con rối” đội lốt nhân quyền phục vụ mục đích chính trị.

Nhiều năm qua, lợi dụng chiêu bài hoạt động bảo vệ “dân chủ, nhân quyền” theo tiêu chí phương Tây, HRW đưa ra nhiều thông tin sai sự thật khi đánh giá về tình hình “dân chủ, nhân quyền” ở nhiều quốc gia, gây phản ứng trong dư luận quốc tế. Tổ chức này ngày càng phải chịu nhiều chỉ trích từ chính phủ các nước, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan, trong đó có cả ý kiến của người sáng lập HRW là cựu Chủ tịch Robert L.Bernstein khi ông này cho rằng: HRW có phương pháp nghiên cứu sai lầm, cung cấp thông tin thiếu chính xác, hoặc không thể kiểm chứng.

Thậm chí, Chính phủ Venezuela còn cáo buộc HRW từng bị chính quyền Bush thao túng vì mục đích chính trị. Ðối với Việt Nam, HRW thường tuyên truyền, xuyên tạc tình hình nhân quyền qua báo cáo nhân quyền thường niên, các thông cáo báo chí, gửi thư tới lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ Việt Nam và một số cơ quan, tổ chức quốc tế.

Ðiều đáng nói là HRW không dựa vào khảo sát thực tế mà chỉ cóp nhặt thông tin sai sự thật, một chiều và có dụng ý xấu về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam do các thế lực thù địch với Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam phát tán trên internet hoặc rêu rao trên một vài tờ báo lá cải ở nước ngoài.

“Giải nhân quyền Hellman/Hammett” do HRW lập ra cách đây 23 năm, với mục đích hỗ trợ về tài chính cho các nhân vật được gán cho cái mác “nhà văn đấu tranh cho nhân quyền phương Tây”.

Giải thưởng này được đặt theo tên của nhà viết kịch người Mỹ là Lillian Hellman và bạn của bà, tiểu thuyết gia Dashiell Hammett. Trong 23 năm qua, HRW đã trao giải cho hơn 750 “nhà văn” ở 92 quốc gia với mỗi giải thưởng trị giá khoảng 10 nghìn USD. Hơn 10 năm trở lại đây, HRW dần dà lái việc trao “giải” cho cả những nhân vật chống chính quyền, gây mất an ninh trật tự ở Việt Nam.

Thực chất đây chính là màn kịch do HRW dựng lên để hậu thuẫn tài chính, kích động một số đối tượng chống Nhà nước Việt Nam. Những nhân vật là người Việt Nam được HRW chọn trao “Giải nhân quyền Hellman/Hammett” đều là các đối tượng có “thâm niên” trong hoạt động chống đối chế độ, kích động hận thù, gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.

Trong số họ, chẳng có người nào là “nhà văn” như tiêu chí để xét trao “Giải thưởng nhân quyền Hellman/Hammett”. Ðiểm chung nhất của những người này là bán rẻ danh dự, nhân phẩm, tự nguyện trở thành công cụ trong tay thế lực xấu để chống phá đất nước, chống phá chế độ.

Nổi bật trong năm người Việt Nam được HRW “vinh danh” vào năm 2012 là Phạm Minh Hoàng – nhân vật trung thành với tổ chức khủng bố “Việt Tân”.

Trong thời gian du học tại Pháp, Phạm Minh Hoàng đã được kết nạp vào “Việt Tân”. Năm 2000, Hoàng trở về Việt Nam và được Ðại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh ký hợp đồng làm giảng viên môn khoa học ứng dụng.

Tuy nhiên, Hoàng vẫn giữ liên lạc thường xuyên với “Việt Tân”. Từ năm 2002 tới 2010, với bút danh Phan Kiến Quốc, Phạm Minh Hoàng viết 33 bài có nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Ðảng, Nhà nước. Bài viết của Hoàng được “Việt Tân” nhanh chóng đăng tải, phát tán trên internet.

Không chỉ viết bài xuyên tạc sự thật, trong tháng 11-2009, sau khi tham dự lớp tập huấn tại nước ngoài của “Việt Tân”, Hoàng còn cùng vợ là Lê Thị Kiều Oanh, em trai là Phạm Duy Khánh, cùng một số Việt kiều khác đứng ra tổ chức hai khóa học mang tên “kỹ năng phần mềm” cho 43 thanh niên, sinh viên, nữ tu tại TP Hồ Chí Minh với nội dung tuyên truyền, lôi kéo, tập hợp lực lượng cho “Việt Tân” để chống phá Nhà nước.

Cùng với Phạm Minh Hoàng, Huỳnh Ngọc Tuấn và con gái Huỳnh Thục Vy (thường trú tại Tam Kỳ – Quảng Nam) cũng liên tục viết bài rêu rao trên các blog, các trang web và báo đài phản động, xuyên tạc lịch sử, bóp méo thực tế phát triển kinh tế – xã hội và tiến bộ nhân quyền tại Việt Nam.

Năm 1992, Huỳnh Ngọc Tuấn bị Tòa án nhân dân phạt 10 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Mãn hạn tù, Tuấn không những không ăn năn hối cải mà còn lôi kéo hai con ruột là Huỳnh Thục Vy, Huỳnh Trọng Hiếu đi theo vết xe đổ của mình. Ngày 2-12-2011, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký ba quyết định xử phạt ba cha con Huỳnh Ngọc Tuấn 270 triệu đồng, vì đã có hành vi vi phạm hành chính về công nghệ thông tin. Tuy nhiên, đến nay, ba đối tượng này vẫn ngoan cố không chịu thi hành quyết định. Bên cạnh việc viết bài kích động chống phá Nhà nước, Huỳnh Ngọc Tuấn và hai con còn bày tỏ thái độ chống đối, như không đi bầu cử Quốc hội khóa XII (năm 2005), bầu cử Quốc hội khóa XIII (năm 2011). Khi tổ công tác đến nhà vận động đi bầu cử, thì bị Tuấn và gia đình xúc phạm. Ngoài ra, ba cha con Tuấn còn ghi vào thẻ cử tri chữ “NO!”; sau đó, chụp ảnh đăng tải trên internet và trả lời phỏng vấn của báo chí nước ngoài với nội dung xuyên tạc bầu cử Quốc hội ở nước ta. Vừa qua, do hành động chống phá Nhà nước, vi phạm pháp luật của cha con Huỳnh Ngọc Tuấn, nên ngày 16-12-2012, Huỳnh Trọng Hiếu sang Mỹ để thay mặt bố và chị gái nhận “Giải nhân quyền Hellman/Hammett”, đã bị cơ quan chức năng tại sân bay Tân Sân Nhất (TP Hồ Chí Minh) không cho xuất cảnh.

Ngay sau đó, Ðại sứ quán Mỹ tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại TP Hồ Chí Minh ra tuyên bố bày tỏ “quan ngại”, và kêu gọi Việt Nam bãi bỏ hạn chế đi lại đối với Huỳnh Trọng Hiếu… Lập tức, mấy cơ quan truyền thông như VOA, RFA, BBC,… đều đồng loạt đưa tin, nhân sự việc này vu cáo Việt Nam tiếp tục vi phạm các quyền tự do cơ bản!

Những năm qua, với tinh thần mở cửa và hội nhập, Việt Nam luôn luôn tạo điều kiện để công dân Việt Nam được xuất cảnh đi nước ngoài vì mục đích thăm nom người thân, du lịch, học tập, hay đầu tư, kinh doanh, định cư nhân đạo,… Tuy nhiên, để bảo đảm an ninh quốc gia, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân Việt Nam, pháp luật Việt Nam cũng cấm xuất cảnh đối với các đối tượng “đang phải chấp hành án hình sự, dân sự, các quyết định xử phạt hành chính; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị truy cứu về trách nhiệm dân sự, hành chính”. Huỳnh Trọng Hiếu là đối tượng đang trong thời gian thi hành quyết định xử phạt hành chính của UBND tỉnh Quảng Nam, do đó việc cơ quan chức năng Việt Nam cấm xuất cảnh đối với đối tượng này là phù hợp với quy định của pháp luật. Ðáng tiếc là Ðại sứ quán Mỹ tại Việt Nam lại không quan tâm tới điều này. Việc tặng “Giải nhân quyền Hellman/Hammett” cho năm nhân vật đã và đang có hành vi tuyên truyền, kích động chống đối Nhà nước Việt Nam, HRW đã khuyến khích, cổ súy cho hoạt động gây mất ổn định an ninh chính trị ở một đất nước có chủ quyền. Và tuyên bố của Ðại sứ quán Mỹ tại Việt Nam là can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền, phải chăng là sự nối dài của thói quen áp đặt “tiêu chuẩn kép” về dân chủ, nhân quyền đối với các nước khác?

Hành trình 37 năm Thủy điện Sơn La

Vốn đầu tư hơn 60.000 tỷ đồng, gấp rưỡi dự toán ban đầu, Thủy điện Sơn La, dự án từng gây nhiều tranh cãi hơn một thập kỷ trước, vừa khánh thành và hứa hẹn cung ứng 10% sản lượng điện của cả nước.
Thủy điện lớn nhất Đông Nam Á hòa lưới

Tháng 11/1975, những chuyến đi khảo sát chính thức đầu tiên trên dòng sông Đà phục vụ công trình Thủy điện Sơn La đã được thực hiện. Theo kế hoạch, dự án Thủy điện Sơn La sẽ là bậc thang thứ 2 nằm trên sông Đà, thuộc địa phận xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Ảnh: EVN
Ngày 29/6/2001, dự án Thủy điện Sơn La được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư . Tháng 12/2002, Báo cáo nghiên cứu khả thi thông qua tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XI. Phương án xây dựng công trình cũng được Quốc hội thông qua với mục tiêu phát điện tổ máy số 1 vào năm 2012 và hoàn thành toàn bộ công trình vào năm 2015. Quốc hội yêu cầu Chính phủ chỉ đạo tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch bậc thang thủy điện sông Đà. Năm 2003, EVN đã hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi thực hiện phương án Sơn La. Ảnh: Anh Vũ
Tháng 12/2003, những người thợ đầu tiên thuộc Tổng công ty Sông Đà có mặt tại công trường. Ngày 15/1/2004, Thủ tướng đã ra quyết định số 09/QĐ-TTg phê duyệt dự án Thủy điện Sơn La. Ảnh: EVN
Ngày 2/12/2005, công trình Thủy điện Sơn La được khởi công xây dựng. Cùng ngày, các đơn vị thi công trên công trường đã tiến hành ngăn sông đợt 1. Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước dự án công trình Thủy điện Sơn La khi đó là Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: Ngọc Cảnh.
Ngày 11/1/2008, những khối bê tông đầm lăn đầu tiên được sản xuất. Quá trình đổ bê tông đầm lăn đập chính nhà máy kéo dài gần 3 năm, kết thúc vào ngày 25/8/2010, đạt 2,7 triệu m3. Ảnh: Hà Bắc
Các đơn vị cơ khí thi công hạng mục ống áp lực. Dự án thành phần xây dựng công trình thủy điện Sơn La do Tổ hợp nhà thầu là Tổng Công ty Sông Đà (tổng thầu), Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn, Tổng Công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng (LICOGI) và Tổng Công ty Lắp máy (LILAMA) thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị. Ảnh: Vũ Lam
Thi công hạng mục cửa xả tràn của nhà máy, một hạng mục quan trọng của công trình chính – Ảnh: Anh Vũ
Thi công buồng xoắn tổ máy số 1. Ảnh: Anh Đức
Ngày 15/4/2010 sau hơn 7 năm triển khai, tỉnh Sơn La đã hoàn thành công tác di chuyển toàn bộ các hộ dân ra khỏi vùng lòng hồ Thủy điện Sơn La. 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu đã hoàn thành việc di chuyển các hộ dân ra khỏi lòng hồ trước 30/3/2010. Tổng số hộ dân ở 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu phải di chuyển để nhường đất xây dựng công trình lên tới hơn 20.300, đây là dự án có số hộ dân di dời lớn nhất tính đến nay. Ảnh: EVN

 

Ngày 15/5/2010, các đơn vị thi công đã tiến hành đóng kênh dẫn dòng tích nước hồ chứa. Ngày 5/11/2010, hồ chứa đã tích nước đến cao trình 189,3m đáp ứng cho phát điện tổ máy số 1. Ảnh: Hà Bắc
Ngày 20/8/2010, rotor tổ máy số 1 đã được lắp đặt thành công. Đây là mốc quan trọng đáp ứng phát điện tổ máy số 1 đúng tiến độ, vào cuối tháng 12/2010. Trong khoảng thời gian 16 tháng, lần lượt 4 tổ máy từ 2 – 5 đã được tổ hợp và hòa lưới điện quốc gia. Ảnh: Hà Bắc.
Ngày 7/1/2011, lãnh đạo Đảng, Chính phủ tại ngày mừng tổ máy số 1 phát điện – Ảnh: Anh Vũ.
Ngày 26/9/2012, tổ máy 6 (tổ máy cuối cùng) của Nhà máy Thủy điện Sơn La đã hòa thành công vào điện lưới quốc gia. Tổng mức đầu tư của dự án là 60.196 tỷ đồng, trong đó vốn của EVN gần 43.306 tỷ đồng, còn lại trích từ ngân sách nhà nước. Như vậy, số vốn đầu tư tăng khoảng 60% so với nghị quyết của Quốc hội (từ 31.000-37.000 tỷ đồng, chưa tính lãi vay và theo giá quý 3/2002). Ảnh: Hà Bắc.
Ngày 23/12, công trình Thủy điện Sơn La hòa lưới quốc gia, trở thành đập thủy điện lớn nhất Đông Nam Á với cao độ đỉnh đập 228,1 m; dài 961,6 m; chiều rộng đáy đập 105 m; chiều rộng đỉnh đập 10 m. Dung tích hồ chứa thủy điện tới 9,26 tỷ m3, trong khi đó dung tích hồ Thủy điện Hòa Bình là 9 tỷ m3 nước, với tổng công suất lắp máy 2.400 MW, sản lượng điện bình quân hàng năm trên 10 tỷ kWh, bằng gần 10% sản lượng điện của Việt Nam năm 2012. Ảnh: Vũ Lam
8h25 sáng 23/12, hai chiếc chuyên cơ của Công ty Trực thăng miền Bắc (Tổng công ty Trực thăng Việt Nam, Bộ Quốc phòng) cất cánh từ sân bay Gia Lâm, đưa đoàn công tác của Chính phủ, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu, lên khánh thành thủy điện Sơn La. Cùng đi với Thủ tướng có nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Ảnh: QĐND
Thủ tướng và các vị đại biểu ân cần động viên những người thợ Thủy điện Sơn La. Ảnh: Chinhphu.vn.
Ngày 23/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cắt băng khách thành thủy điện Sơn La . Thủ tướng nhấn mạnh, sau 7 năm xây dựng, lao động sáng tạo với bao vất vả, khó khăn, cả 6 tổ máy phát điện đã được vận hành. Công trình mang lại cho niềm tự hào, là một công trình thủy điện lớn nhất cả nước, mang tầm cỡ khu vực do Việt Nam tự thiết kế, thi công, vượt mốc thời gian so với tiến độ được phê duyệt là 3 năm. Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu cần chăm lo cuộc sống của đồng bào tái định cư Thủy điện Sơn La với tỉnh Sơn La. Ảnh: EVN
Sự kiện công trình Thủy điện Sơn La khánh thành là một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển ngành điện Việt Nam, là niềm tự hào chung của đất nước. Nhờ vận hành sớm hơn 3 năm so với dự kiến, mỗi năm công trình thủy điện Sơn La sẽ tạo ra doanh thu 500 triệu USD, tiết kiệm hơn 5 triệu tấn than để sản xuất ra lượng điện năng tương đương. Người dân Sơn La đốt lửa trại vui mừng vì dự án thủy điện “cán đích” sớm hơn kế hoạch. Ảnh: EVN

Trần Tiến – Thạch Lam
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/12/hanh-trinh-37-nam-thuy-dien-son-la/
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/12/hanh-trinh-37-nam-thuy-dien-son-la/page_1.asp

Kịch bản để mở đầu một cuộc chiến.

Photo: EPA
Câu nói “Cái mới chẳng qua là điều  xưa đã bị quên lãng” đã trở nên thông dụng 200 năm nay và nhiều lần khẳng định sự tồn tại của mình.
Chẳng hạn như thí dụ mới đây. Thượng viện Mỹ công bố gói tài liệu tiếp theo về thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Bình luận về các tài liệu này trên tạp chí New York Times vào tuần qua, nhà báo Mỹ Elizabeth Bumiller đã rút ra kết luận: “Những tài liệu này chứng tỏ, Nhà Trắng và Lầu Năm góc lừa dối các thượng nghị sĩ về sự kiện Vịnh Bắc Bộ năm 1964″.
Không ít người còn coi đây là một tin giật gân. Liệu có đúng như vậy?
Sự lơ đãng, với hình thức tồi tệ nhất là cố tình quên lãng, vốn là một trong những bản chất tính cách không những của con người, mà cả nhiều quốc gia. Nhưng ông Lê Đức Thọ, người được trao giải thưởng Nobel Hòa bình đã công bằng nhận xét “ai quên đi sai lầm của mình sẽ không tránh khỏi sự lặp lại”. Người đại diện của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tại các cuộc thương lượng với Henry Kisinger, trước lễ ký kết Thỏa thuận Paris 1973 về đình chiến ở Việt Nam, đã trả lời như vậy khi nhân vật đối thoại người Mỹ đề nghị hai nước quên đi mọi chuyện cũ và bắt đầu mối quan hệ từ trang giấy trắng.
Tìm cách quên lãng quá khứ là những ai cảm thấy đó điều bất lợi cho mình , Mới đây, trên một kênh truyền hình chiếu bộ phim về chiến tranh Việt Nam , có một cảnh làm  đó là cuộc tranh luận giữa hai người Mỹ, một già một trẻ, về nguyên nhân sự thất bại của Hoa Kỳ ở Việt Nam. Nhân vật đứng tuổi giải thích đó là bởi sự công minh trong tính chất đấu tranh của người Việt Nam, bởi chiến lược và chiến thuật quân sự tài tình của họ. Còn nhân vật trẻ tuổi giải thích đấy là nhờ vào hoạt động chống chiến tranh của những người theo chủ nghĩa hòa bình và trào lưu hippy tại chính nước Mỹ. Có thể thấy, không hề thừa khi chúng ta nhắc nhở cho các thế hệ trẻ về những điều bị quên lãng. Cả về nguyên nhân sự thất bại của Mỹ ở Việt Nam, cũng như lý do khởi đầu sự xâm lược của Mỹ.  Cụ thể, về sự kiện Vịnh Bắc Bộ mà Mỹ đã sử dụng như lý lẽ để khai màn cuộc chiến tranh trên không chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Ngày 05/08/1964, phát biểu trên đài truyền hình Mỹ, Tổng thống Johnson thông báo, tại vịnh Bắc Bộ ngày 02/08 tầu ngư lôi của Bắc Việt Nam đã tấn công tầu khu trục Mỹ, và đến ngày 04/08 thì đã hai tầu Mỹ là Maddox và Turner Joy bị phía Việt Nam tấn công. Vì những nguyên nhân này mà không quân Mỹ vừa tổ chức cuộc ném bom đầu tiên xuống lãnh thổ Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Chỉ sau đó vài giờ, dự thảo nghị quyết chuẩn y hoạt động chiến tranh qui mô tại Việt Nam đã được đưa vào Hạ nghị viện. Văn bản được gọi là “Nghị quyết vịnh Bắc Bộ” đã thông qua ngày 07/08 và trở thành cơ sở khởi đầu sự tham gia toàn diện của Mỹ trong các hoạt động chiến sự chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, không cần tới sự tuyên chiến chính thức.
Nhà sử học Makxim Siunenberg chuyên viên về nghiên cứu các mối quan hệ Việt Nam và Mỹ những năm 1950-1970  nói: “Ngay từ đầu, sự trung thực của cái gọi là sự kiện vịnh Bắc Bộ đã gây nên nhiều hoài nghi chính tại Mỹ cũng như từ các hạ nghị sĩ. Vào đầu năm 1968, các tạp chí Esquire và Times đã đăng những tài liệu  vạch trần toàn bộ sự dối trá trong nội dung giả thiết chính thức của Mỹ về sự kiện này”.
Cả hai ngày 2 và ngày 4 tháng 8, không một tầu khu trục nào của Mỹ đã bị trúng ngư lôi. Sau đó, như Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert McNamara thông báo vào tháng 2/1968, các tầu khu trục Mỹ đã có mặt  tại vịnh Bắc Bộ với mục đích “khiêu khích hoạt động của các thiết bị radar Bắc Việt Nam, nhằm ghi lại tần số các radar này”.
Và nếu ngày 02/08/1964, đúng là tầu hải quân Bắc Việt Nam có mặt ở khu vực Maddox, nhưng tại hải phận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thì ngày 04/08 hòa toàn không có một tầu nào tại đây.
“Toàn bộ là những hành động đáng ngờ”, – thuyền trưởng John Gerric, người nắm quyền điều kiển linh hoạt cả hai tầu khu trục, đã thông báo như vậy với ban chỉ huy Hải quân Mỹ ngày 05/08. Người này tỏ ra nghi ngờ sự đúng đắn các chỉ số của thiết bị định vị âm thanh trên khu trục hạm. “Tôi tin rằng, đây chỉ là những thông số ghi lại tiếng ầm của động cơ hai tầu khu trục”, – ông tuyên bố như vậy.
Bản thân thuyền trưởng Gerbert Ogayer của tầu Meddox đã cho biết, tầu của ông không hề bị tấn công. Ông thú nhận đã nhầm tiếng ồn của động cơ tầu mình với tiếng ồn của tầu phóng ngư lôi. Thuyền trưởng Bartnhart của Turner Joy cũng  phủ nhận là khu trục hạm bị tấn công.
Trung úy Connell, sĩ quan pháo trên tầu Maddox thì nói như sau: “Chúng tôi đã nã pháo loạn xạ. Không có một mục tiêu nào trên màn hình radar. Các máy bay được điều động từ hàng không mẫu hạm cũng không phát hiện thấy đối phương”.
Tháng 3/1968, Ủy ban đối ngoại Thượng nghị viện Mỹ đã điều tra đầy đủ sự kiện vịnh Bắc Bộ và kết luận, sự kiện này được “sáng tác từ đầu đến cuối”.  Những bằng chứng mới khẳng định điều này nằm trong các tài liệu thời chiến tranh Việt Nam, vừa được Ủy ban quan hệ quốc tế Thượng nghị viện Mỹ giải mật .
Hoa Kỳ cần tới sự kiện vịnh Bắc Bộ như một casus belli – lý do để tuyên chiến. Trong lịch sử thế giới đây không phải là trường hợp đầu tiên.

 Nhà báo, chủ báo bị chụp mũ, vu khống, sỉ nhục, bị đánh đập dã man hoặc thủ tiêu, ám sát. Tòa soạn báo bị côn đồ khủng bố, đốt cháy, bao vây gây náo loạn cả năm trời. Nhiều người bị ngăn cấm đọc báo, nghe đài… Đây là thực trạng nhức nhối, kéo dài suốt 37 năm qua, là “khổ nạn” của báo chí Việt trên đất Mỹ. Phan Nhật Nam – một cây bút chống cộng khét tiếng từ trước và sau năm 1975, phải cay đắng thốt lên: “Những người làm văn, làm báo ở đây (Mỹ) đang phải chịu đựng một áp lực tồi tệ”… (Phan Nhật Nam trả lời Lệ Hằng – đã đăng trên nhiều trang web). Nhà văn Nhật Tiến thì than thở: “Không có đủ tự do cho những người cầm bút ở hải ngoại…” (trích từ “Sống và viết trên đất Mỹ” – Thế Uyên tháng 4-1998, đã đăng trên “Tiền vệ”). Tại sao trên xứ sở tự do như Hoa Kỳ lại có chuyện đàn áp báo chí khốc liệt như vậy?

Kỳ 1: VÀI NÉT LỊCH SỬ BÁO VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ

Ngày 30-4-1975, kết thúc sự tồn tại của chính thể Việt Nam cộng hòa (VNCH). Hai ngày sau, tại đảo Guam, tờ báo đầu tiên của người Việt tại Mỹ ra đời với tên gọi Chân trời mới. Tại thời điểm đó, trên đảo Guam có hơn 100 ngàn người Việt (gồm binh lính, sĩ quan, công chức chế độ VNCH vừa sụp đổ) được máy bay, tàu chiến bốc ra đang chờ sang Mỹ định cư.

Ồ ẠT RA ĐỜI RỒI… CHẾT YỂU!

Tờ Chân trời mới mỗi tuần ra năm số, mỗi số phát hành từ 5 – 10 ngàn bản. Đến cuối tháng 10-1975, tờ báo này cũng đóng cửa theo trại tạm cư Guam (theo BBC ra ngày 18-4-2005).

Tiếp đó, trong cộng đồng người Việt di tản trên đất Mỹ ra đời thêm một số tờ báo như: Đất mới (7-1975), Đất lành (8-1975), Văn nghệ tiền phong (11-1975), Tin yêu (2-1976), Việt báo (7-1976)… Tổng cộng trong hai năm 1975 – 1976 có tới 45 tờ báo Việt ra đời.

Những năm sau đó, cùng với làn sóng người Việt ồ ạt nhập cư vào Mỹ, báo chí (bao gồm báo in, truyền hình, truyền thanh và Internet) tiếng Việt càng nảy nở nhộn nhịp. Đến nay – 37 năm hình thành cộng đồng Việt tại Mỹ, đã có hàng trăm cơ sở báo chí ra đời hoặc… biến mất. Nhiều tờ báo khai trương ồn ào, phát hành được… một số rồi “tắt”. Như tờ Tin Văn của Hoàng Dược Sư ra một số duy nhất vào tháng  9-1975 với 15.000 bản in, sau đó… hết vốn, đóng cửa. Tờ Quê Hương của Du Tử Lê cũng đoản mệnh sau khi số thứ hai được phát hành. Có tờ như KBC Hải ngoại chết đi sống lại không biết bao nhiêu lần và mỗi lần “tái sinh” lại có một chủ mới…

Sở dĩ có tình trạng lạ lùng kể trên là vì ở Mỹ muốn ra một tờ báo rất dễ, dễ đến mức ai cũng có thể là chủ báo, nhà báo. Có người ví von: “Làm báo ở Mỹ dễ hơn lái xe. Bởi lái xe còn đòi hỏi bằng cấp, làm báo chẳng cần bằng cấp…”. Cũng có những người Việt tốt nghiệp các khoa, trường đào tạo báo chí của Mỹ nhưng hầu hết không tham gia làm báo Việt bởi thu nhập thấp và tương lai bấp bênh. Họ làm việc cho các cơ quan truyền thông của Mỹ. Có những tờ báo chỉ một người làm, “công nghệ” chính là cắt, dán. Cứ lấy tin báo khác đưa sang báo của mình, chẳng cần tính đến bản quyền. Báo loại này chỉ sống nhờ quảng cáo. Báo in xong, đem đi cho là chính. Trên trang web BBC tiếng Việt ngày 22-7-2007 đăng ý kiến của một độc giả người Việt ở Mỹ: “Ở Cali quơ tay là có hàng chục tờ báo (tiếng Việt) rơi rớt trong các tiệm phở, ngõ ngách các khu chợ, siêu thị. Chục tờ như một toàn nhai đi nhai lại, copy trên mạng, kể cả các “tin Việt Nam” đều từ các báo điện tử Việt Nam mà ra… Đa số “báo chợ” không có một phóng viên, chỉ có vài người lên mạng “sao y bản chính”. Nhà báo kỳ cựu Sơn Điền – Nguyễn Viết Khánh từng viết về một kỷ niệm buồn với báo Việt ở Mỹ: “Tình cờ ra chợ, thấy chồng báo để dưới đất cho thiên hạ lượm. Những tờ báo trang trọng đẹp đẽ, trong đó có biết bao tâm tư trí não đã gửi gắm thành văn bị chà đạp bởi bước chân vô tình của khách qua đường…”. Nhà báo Nguyễn Ngọc Bích (Giám đốc chương trình Việt ngữ đài CATD) trong bài “Người Việt hải ngoại và công tác truyền thông hải ngoại”, cho biết: “Báo Việt ngữ ở hải ngoại phần lớn (95 – 98%) là báo của một gia đình. Vợ chồng với đôi ba người thân phụ giúp… Các tin có thể viết dông dài, văn bất thành cú mà vẫn được đăng vì tờ báo có nhiều chỗ trống cần trám hoặc vì là chỗ quen biết… Đây là cách làm báo tiểu công nghệ”…

Ra một tờ báo quá dễ như vậy nên báo Việt ở Mỹ nhiều đến mức không đếm xuể. Cây bút chống cộng Phan Nhật Nam trong lần trả lời phỏng vấn Lệ Hằng, đã mỉa mai: “Chỉ riêng vùng Orange County (Nam California – USA) đã có hơn 200 hội đoàn, số lượng báo cũng xấp xỉ như nhu cầu hội đoàn này…”. Trong bài nói chuyện tại trụ sở cộng đồng Dallas ngày 12-11-2005, nhà báo Phan Thanh Tâm cho biết: “Có người ví trên trời có bao nhiêu ngôi sao thì quận Cam (nơi có đông người Việt định cư) có bấy nhiêu tờ báo. Tờ này chết, tờ khác phanh ngực tiến lên…”. Trong bài “Người Việt hải ngoại và công tác truyền thông đại chúng”, nhà báo Nguyễn Ngọc Bích có cùng quan điểm: “Riêng vùng tôi ở, Washington D.C và ngoại ô Virginia và Maryland, có chừng 60 ngàn người Việt Nam, mà có đến hơn mười tờ tuần báo (Việt ngữ) ra hàng chục năm nay. Nếu mỗi tờ in 3.000 bản mỗi tuần, thì ta cũng có con số 30 nghìn bản các loại một tuần. Có nghĩa là cứ hai người Việt từ tuổi sơ sinh đến lúc bạc đầu thì đã có một tờ báo Việt ngữ để đọc một tuần… Rất nhiều người thuộc lòng những giờ báo được phát đến các cơ sở thương mại, để nhanh chân đến đó lấy trước khi người ta lấy hết…”.

Trang web Bulletin ngày 13-6-2005, đăng phát biểu của tác giả Phạm Nam Vinh: “Ở thủ đô tị nạn này (quận Cam – California) chẳng mấy ai quan tâm đến sự báo này vừa ra, báo nọ âm thầm lặng lẽ đóng cửa. Có khi cầm một tờ báo trên tay mà chẳng biết nó ra hàng tuần hay nửa tháng, hay một tháng, ba tháng. Có tờ tìm đỏ con mắt không biết chủ nhiệm, chủ bút, ban biên tập là những ai. Ngay đến địa chỉ báo quán ở đâu cũng chẳng thấy nữa…”. Mỹ là xứ sở phát triển khoa học kỹ thuật bậc nhất thế giới. Nhưng hơn mười năm sau khi ra đời, báo Việt ngữ ở Mỹ sau khi in xong phải bỏ dấu bằng tay, trông lem luốc. Đến đầu những năm 90 thế kỷ 20, kỹ sư Hồ Thành Việt của Công ty VNI cho ra đời phần mềm tiếng Việt, nhờ đó báo Việt ở hải ngoại mới thoát được nạn “bỏ dấu bằng tay”!

“THÀ Ở TÙ CHỨ KHÔNG… ĐI LÀM BÁO!”
Tình hình báo chí đã buồn, nghề báo trong cộng đồng Việt ở Mỹ cũng hiu hắt không kém. Theo tìm hiểu của các tác giả loạt bài này, nhuận bút trung bình của một bài báo trên báo chí Việt ngữ  hiện cỡ 25USD (thấp hơn nhiều so với nhuận bút các báo trong nước đang trả). Dù ít ỏi, nhưng không phải báo nào cũng trả nổi. Chuyện chủ báo quỵt nhuận bút của nhà báo không hiếm xảy ra. Trên tờ Việt Fun ra gần đây, trong bài “Vui buồn đời viết báo hải ngoại”, tác giả Hà Đình Trung viết: “Phần lớn báo Việt ngữ ở hải ngoại đều phải dựa vào quảng cáo để sống. Trong vùng Bắc Cali (USA) có mấy chục tờ báo, đa phần đời sống của chủ báo cũng bấp bênh nói gì đến những tay ký giả làm công cho chủ báo. Người ký giả chuyên nghiệp sống nhờ vào nhuận bút, nhưng thành thật mà nói, từ trước đến nay có bao nhiêu ông chủ báo làm tròn nghĩa vụ cao cả này. Chi phí công tác không được chủ báo trả, đã vậy có người ba năm không được trả lương, nhuận bút. Nhưng nhục nhất là đi xin quảng cáo… bởi vậy có người vừa dí dỏm vừa cường điệu nói với nhà báo Thanh Thương Hoàng rằng – Nếu phải chọn giữa ở tù và làm báo, tôi thà đi tù…”. Trong giới ký giả Việt ở Mỹ, thường có câu đùa chua xót: “Ghét đứa nào cứ cho nó đi làm báo”…

Một “đặc tính” nữa của báo Việt ở Mỹ là “chửi”. Thời kỳ đầu là chửi bới quê hương, sau đó là chửi lẫn nhau giữa các báo với các báo, đài với đài, hội đoàn với hội đoàn và các cá nhân với cá nhân. Chửi xong lại kiện nhau ra tòa. Nhà báo Phan Thanh Tâm trong bài “Báo chí hải ngoại” (đã trích dẫn ở trên), viết: “Tuy sinh hoạt đã 30 năm, có lập hội ký giả, báo Việt ngữ vẫn chưa bao giờ có một làng báo… Đây là một tập thể phức tạp nhất. Không có làng nên không có lệ, không có quy ước. Nhiều vụ kiện tụng vì phỉ báng, chụp mũ đã xảy ra… Ngày 9-9-1993, hơn 100 nhà văn, nhà báo đã gửi một thư ngỏ đến quý vị chủ nhiệm báo, giám đốc truyền thanh, truyền hình yêu cầu các cơ quan truyền thông khi chỉ trích ai nên tôn trọng quyền trả lời của người bị chỉ trích…”.

Trên trang web Dân kêu ra ngày 29-1-2012, trong bài “Tú gàn – ông là ai?”, tác giả Nguyễn Văn Lục kết luận: “Truyền thông báo chí hải ngoại được tự do viết. Nhưng học đòi dân chủ, tự do không xong. Tự do biến thành tự do chửi, chửi vung vít, chửi bất cứ ai mình muốn chửi. Báo chí tự biến thành “báo bẩn” vì “chửi”… Cũng vì “đặc tính chửi” quá phổ biến trên báo Việt ở Mỹ nên ông Nguyễn Cao Kỳ – nguyên phó tổng thống VNCH lúc còn sống, phải than rằng: “Báo chí trong nước ngày càng hay, trong khi báo chí hải ngoại ngày càng tồi tệ” (trích từ sách “Tường trình cùng đồng bào trong nước” – xuất bản tại Mỹ 1998, trang 54).

Tuy gặp nhiều khó khăn như vậy, nhưng báo Việt ở Mỹ sẽ “dễ thở” hơn rất nhiều nếu như không có kềm kẹp, đàn áp man rợ của các tổ chức phản động lưu vong. Bọn khủng bố báo chí này thường xưng danh “Tập thể quân lực VNCH”, “Chánh nghĩa quốc gia”, “Kháng chiến phục quốc”, “Bảo vệ cờ vàng”… để bóp nghẹt tự do báo chí. Thế Uyên – một cây bút chống cộng thâm độc từ thập niên 60, 70 ở Sài Gòn, nay sang Mỹ tiếp tục đời viết văn, làm báo. Dù đã có “số má” như vậy, nhưng Thế Uyên vẫn không thoát khỏi “vòng kim cô” của lực lượng áp bức báo chí. Trong bài “Sống và viết trên đất Mỹ”, đăng trên tờ Tiền vệ tháng 4-1998, Thế Uyên cay đắng, uất hận kể: “Những môn đệ còn theo trường phái chống cộng cổ điển ở Mỹ ép buộc cộng đồng hải ngoại phải chấp nhận những tiền đề chính trị xã hội chẳng liên quan gì đến thực tại Việt Nam. Ai mà không chịu phát ngôn theo các tiền đề đó thì trước sau cũng bị chụp mũ, đả kích thậm tệ, biểu tình và tẩy chay. Và nếu là người cầm bút thì còn bị đánh trọng thương, bị đốt chết, bắn chết…”.
[http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=942&p&id=466363http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=942&p&id=466363]